SINH PHÚC THỌ
TANG LỄ TẬN TÂM
TƯ VẤN NHIỆT TÌNH
GIÁ CẢ MINH BẠCH
HỖ TRỢ TƯ VẤN 24/7
Hotline 0913 673 661
Nghi thức khâm liệm trong tang lễ của người Việt Nam
Trong đám tang của người Việt thì tất cả các nghi thức đều giống nhau. Tuy nhiên cách thực hiện lại khác nhau vì còn tùy thuộc vào phong tục tập quán vùng miền. Vì vậy trong bài viết này sẽ giúp gia đình hiểu rõ cách thức khâm liệm người chết là như thế nào?
Tìm hiểu về nghi thức khâm liệm
Liệm có nghĩa là gói lại, bọc lại hay quấn lại. Quá trình khâm liệm có nghĩa là sử dụng vải để quấn quanh thi hài, sau đó ướp xác bằng trà hương, thuốc formol để xác thịt của người mất tạm thời được giữ nguyên vẹn.
Gia quyến cần chuẩn bị ngay hai cái chăn, một cái sử dụng cho quá trình đại liệm và cái còn lại được sử dụng cho tiểu liệm. Với chăn đại liệm, người mất sẽ được bọc lại 7 lần; còn với chăn tiểu liệm thì người mất được bọc lại 3 lần.
Khâm liệm là một trong những bước quan trọng trước khi chôn cất người chết
Khâm liệm là một trong những bước quan trọng trước khi chôn cất người chết
Tiến hành khâm liệm người mất cần chuẩn bị những gì?
Trong quá trình khâm liệm người thân, gia đình cần chuẩn bị một số thứ sau đây để đảm bảo rằng nghi thức này diễn ra thuận lợi và không gặp phải trở ngại nào.
Chọn giờ thiêng
Bất cứ nghi thức nào trong một tang lễ đều phải chọn giờ thiêng hay giờ tốt để đảm bảo không ảnh hưởng đến quỷ thần, như thế mới thuận lợi để tiếp tục tiến hành các thủ tục ma chay khác. Trước khi thực hiện khâm liệm thì gia chủ cần phải xem giờ tốt. Gia quyến nên xin giờ tốt từ những người có sự am hiểu cũng như kiến thức chuyên môn về nghi thức này.
Lập bàn thờ vong
Bàn thờ vong chính là một cỗ linh sa, đặt ở ngay trên một chiếc bàn cỡ lớn. Ở trong linh sa sẽ có những bài vị và ảnh của người mất, kèm theo đầy đủ thông tin cần thiết. Trước bài vị là một mâm trái cây lớn, tùy theo từng vùng khác nhau sẽ có những thủ tục khâm liệm đi kèm với những loại hoa quả khác nhau.
Chuẩn bị quan tài
Việc chuẩn bị quan tài để khâm liệm cũng cực kỳ cần thiết, bởi đây là nơi người mất sẽ được an nghỉ. Con cháu cần phải chuẩn bị bao trà khô, trải đều với độ dày khoảng 2 phân ở bên dưới đáy của quan tài. Trà khô sẽ giúp hút đi hơi của người chết, từ đó cảm giác sạch sẽ và không gây ra mùi cho mọi người.
Kiêng kỵ điều gì khi khâm liệm người mất?
Trong quá trình thực hiện nghi lễ khâm liệm, thì gia chủ cần phải lưu ý những điều kiêng kỵ sau đây để tránh những thiếu sót có thể xảy ra, đem đến những điều không tốt cho gia đình.
Không để rơi nước mắt
Trong quá trình khâm liệm người mất, tuyệt đối không được để cho nước mắt rơi vào thi hài. Việc khóc quá nhiều được cho rằng sẽ khiến linh hồn người chết còn vướng bận, khó siêu thoát. Bên cạnh đó, nếu nước mắt rơi vào thi thể người chết, sẽ khiến con cháu làm ăn khó khăn, đồng thời cũng dễ bị quỷ nhập tràng, xui rủi, nhiều vận hạn về sau.
Khi khâm liệm, tránh để nước mắt rơi xuống vì con cháu sẽ làm ăn khó khăn và cũng tránh quỷ nhập tràng. Người chứng kiến dù thương xót người quá cố đến đâu cũng phải đứng xa một quãng để tránh nước mắt bị nhỏ vào thi hài.
Khi khâm liệm, tránh để nước mắt rơi xuống vì con cháu sẽ làm ăn khó khăn và cũng tránh quỷ nhập tràng. Người chứng kiến dù thương xót người quá cố đến đâu cũng phải đứng xa một quãng để tránh nước mắt bị nhỏ vào thi hài.
Do đó, thông thường người thân trực tiếp sẽ đứng cách xa thi hài một chút. Những người làm khâm liệm sẽ nén lại nỗi đau, không được khóc lóc vào thời điểm này. Vì thế dù có quá xúc động, tiếc thương. Thì con cháu nên giữ khoảng cách tốt nhất trong quá trình khâm liệm. Để tránh có thể vô tình mà làm rơi nước mắt vào thi thể người chết.
Không để con vật lại gần thi hài
Những con vật như chó, mèo, gà… kể cả thú cưng của người đã mất cũng không được tiến lại gần trong lúc thực hiện nghi thức khâm liệm. Việc này sẽ giúp tránh được tình trạng quỷ nhập tràng, bởi thế mọi người cần phải trông coi cẩn thận, và đuổi những loại động vật này ra xa.
Lựa chọn quan tài phù hợp
Ngoài ra, quan tài khi lựa chọn mua cũng phải chuẩn bị kỹ lưỡng. Người xưa thường bảo cây liễu làm gỗ thì sẽ không có hạt. Do đó họ rất kỵ lựa chọn gỗ cây liễu để đóng làm quan tài cho mình. Cần tránh để không dẫn đến việc con cháu đời sau khó khăn, không có người nối dõi dòng họ của mình. Thế nên, khi làm khâm liệm người đã khuất, con cháu nhất định phải chú ý những điểm này.
Trên đây là những thông tin chi tiết nhất về quá trình khâm liệm để phần nào giúp gia quyến hiểu hơn về cách thức diễn ra và thực hiện đúng theo trình tự để người ra đi hay người ở lại đều cảm thấy được an lòng. Theo dõi bài viết tiếp theo để cập nhật nhiều hơn những thông tin bổ ích.
Vì sao gia đình bạn nên lựa chọn dịch vụ tại Trại Hòm Sinh Phúc Thọ?
Tư vấn gói dịch vụ tận tình, báo giá dịch vụ rõ ràng, minh bạch
Đúng giờ cho các nghi lễ an táng
Đội ngũ nhân viên mai táng chuyên nghiệp.
Giá cả chi phí mai táng hợp lý.
Với sứ mệnh: “Chuyên Nghiệp – Minh Bạch - Tận tâm”. Trại hòm Sinh Phúc Thọ rất mong được phục vụ, chia sẻ cùng nỗi buồn với gia quyến trong những ngày đau buồn của gia đình. Để được biết thêm thông tin chi tiết về sản phẩm dịch vụ tại trại hòm Sinh Phúc Thọ quý khách hàng vui lòng liên hệ qua hotline 0913.673.661 - 0913.673.661 hoặc fanpage của Trại Hòm Sinh Phúc Thọ
====================
TRẠI HÒM SINH PHÚC THỌ
Địa chỉ: 119 Nguyễn Du, Phường 7, Quận Gò Vấp, TP.Hồ Chí Minh
Điện thoại: 0913.673.661 (Thanh Thời) - 0986.124.780 (Kim Hương)

Thông tin liên hệ

119 Nguyễn Du, phường 7 Gò Vấp, TP.HCM

0913.673.661 - Thanh Thời

0986.124.780 - Kim Hương